Chào mừng đến với Mastersoft Forum Đăng nhập | Đăng ký | Trợ giúp
trong Tìm kiếm

Các phương pháp tính giá thành sản xuất

Bài cuối 01-03-2012 10:09 của chucxuantue. 0 trả lời.
Trang 1 trong số 1 (1 nội dung)
Sắp xếp bài viết: Trước Tiếp theo
  • 01-03-2012 10:09

    Các phương pháp tính giá thành sản xuất

    Trong doanh nghiệp sản xuất công tác theo dõi và tính giá thành cho các sản phẩm nhập kho là một khâu rất quan trọng, phức tạp. Toi xin chia sẻ một số phương pháp tính giá thành sản phẩm nhập kho mong mọi người bổ sung.

    Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

    Giá thành SP HThành = CPSX KD DD đầu kỳ +Tổng CP SX SP – CP SX DD CKỳ
    Giá thành Sp =Tổng Giá thành SP HThành /Số lượng sản phẩm hoàn thành

    Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

    Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

    Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

    Giá thành đơn vị SP Gốc =Tổng giá thành của tất cả các loại SP/Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

    Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại

    Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ

    + Tổng CP phát sinh trong kỳ

    - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

    Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

    Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP




    Tỉ lệ CP =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp 
    Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP

    Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

    Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

    Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP

    Ví dụ: Tại một DN tiến hành SX 2 loại Sp A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đvị tính: 1.000đ)

    1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000

    2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500

    3. Chi phí SX chung: 1.200

    4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400

    Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo các PP phù hợp biết:

    TH1:

    - CP NVL TT SP a: 3.200. SP B: 1.800

    · CP SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp

    · Chi phí SXKD DD đầu kỳ của SP A là 400, SP B 600

    · CP SXKD DD Ckỳ của SP A 768, SP B 232

    TH2: Chi phí SX tập hợp chung không hạch toán riêng được cho từng SP A và B, biết hệ số quy đổi SP A là 1.25, SP B 1.75, chi phí SX KD DD đầu kỳ: 600, cuối kỳ: 1.000

    TH3: Chi phí SX ko hạch toán riêng cho từng SP và giữa Sp A và B không có hệ số quy đổi, biết giá thành KH SP A là 4, Sp B là 6, CPSX DD ĐK A: 600, B: 1000

    Bài giải:


    TH1: Áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp:

    Phân bổ chi phí SX chung:

    Cho SP A: (1.200/ 5.000) * 32.00=768

    Cho SP B: 1.200 – 768 = 432

    Kết chuyển chi phí:

    a. Nợ 154: 5.000

    - 154A: 3.200

    - 154B: 1.800

    Có 621: 5000

    - 621A: 3.200

    - 621B: 1.800

    b. Nợ 154: 1.500

    -154A: 900

    -154B: 600

    Có 622: 1.500

    c. Nợ 154: 1.200

    154A: 768

    154B: 432

    Có 627: 1.200

    Tính giá thành:

    SP A:

    - Tổng giá thánh: 400+(3.200+900+768) – 768= 4.500

    - Giá thành Đvị: 4.500/900 =5

    SP B:

    - Tổng giá thành: 200+(1.800+600+432)-232 = 2.800

    - Giá thành đơn vị: 2.800/400 = 7

    Đk: Nợ 155: 4.500

    Nợ 157: 2.800

    Có 154: 7.300

    TH2: Áp dụng PP hệ số:

    Kết chuyển chi phí:

    Nợ 154: 7.700

    Có 621: 5.000

    Có 622: 1.500

    Có 627: 1.200

    Tính giá thành nhóm SP A và B và giá thành đơn vị:

    + SL SP gốc: (900*1.25)+ (400*1.75) = 1.825

    + Tổng giá thành SP A và B:

    600+(5.000+1.500+1.200)- 1.000 = 7.300

    + Giá thành Đvị SP gốc: 7.300/1.825 = 4

    Giá thành Đvị SP A: 4*1.25 = 5

    Tổng giá thành: 900*5= 4.500

    Giá thành Đvị SP B = 4*1.75 = 7

    Tổng giá thành B: 7* 400 = 2.800

    ĐK: Nợ 155: 4.500

    Nợ 157: 2.800

    Có 154: 7.300

    TH3: tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:

    Kết chuyển chi phí:

    Nợ 154: 7.700

    Có 621: 5.000

    Có 622: 1.500

    Có 627: 1.200

    Tính giá thành:

    + Tổng giá thành kế hoạch: (900 * 4) +(400*4)= 6.000

    + Tổng giá thành thực tế: 600+(5.000+1.500+1.200)-1.000 = 7.300

    + Tỷ lệ giá thành = (7.300/6.000)*100=121.67%

    + Tổng giá thành thực tế A: 900*4 *121.67 = 4.380

    Giá thành đơn vị A: 4.380/900= 4.8

    + Tổng giá thành thực tế B: 7.300- 4.380 = 1.920

    Giá thành đơnvị: 2.920 / 400 = 7.3

     
    =========================================================================================== 
     Để tính giá hàng tồn kho xuất, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:


    * Phương pháp giá thực tế đích danh.

    Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

    Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

    *Phương pháp giá bình quân: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

    ** Theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

    Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng  tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:

    Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

    =

    Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá  tồn kho đầu kỳ

    +

    Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá  nhập kho trong kỳ

    Số lượng vật tư, SP,hàng hoá tồn đầu kỳ

    +

    Số lượng vật tư, SP, hàng hoá nhập trong kỳ

    Chúng ta thấy rằng, phương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là công tác kế toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

    ** Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:

    Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau:

    Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

    =

    Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhập

    Số lượngvật tư, SP,  hàng hoá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

    Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.

    ** Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ trước: Dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất.

    Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

    =

    Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho cuối kỳ trước

    Số lượng vật tư, SP,hàng hoá thực tế tồn kho cuối kỳ trước

    Theo chúng tôi, phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán nhưng trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại. Vì vậy, phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế. 

    * Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)

    Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

    Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

    Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểmlà làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

    *Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO)

    Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

    Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế.

    *Phương pháp giá hạch toán.

    Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.

    Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua hàng hoá ở một thời điểm nào đó hay giá hàng bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.

    Hệ số giá vật tư, SP,  hàng hoá

    =

    Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ

    +

    Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá nhập kho trong kỳ

    Trị giá hạch toán vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ

    +

    Trị giá hạch toán vật tư, SP,   hàng hoá nhập kho trong kỳ

    Sau khi tính hệ số giá, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán trong kỳ thành giá thực tế vào cuối kỳ kế toán.

    Trị giá thực tế  hàng xuất trong kỳ

    =

    Hệ số giá

    x

    Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong kỳ

    Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ

    =

    Hệ số giá

    x

    Trị giá hạch toán của hàng tồn kho cuối kỳ

    Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng , số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

    Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.

    Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, giá thực tế của hàng nhập kho luôn biến động phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, các chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô, cho nên việc sử dụng giá hạch toán cố định trong suốt kỳ kế toán là không còn phù hợp nữa.

    Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, còn khi giá cả giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho những qui định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh chịu. 

    Trong phương pháp LIFO,  thông thường thì số hàng tồn cuối kỳ gồm giá gốc của những mặt hàng mua từ cũ . Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm (vì giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng với giá hiện tại của các mặt hàng tồn kho thay đổi.

    Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các báo cáo tài chính cho các cổ đông. Chẳng hạn, vào cuối những năm 20 của thế kỷ 20, nhiều doanh nghiệp kể cả Dupont, General Motors, Kodak và Sears đã chuyển từ phương pháp FIFO sang phương pháp LIFO khi mà chỉ số giá cả tăng mạnh trước đây thì việc chuyển từ FIFO sang LIFO đã đạt được kết quả trong  việc chi trả tiền thuế thu nhập thấp hơn một cách đáng kể. Như hãng Dupont và General Motor chuyển từ phương pháp FIFO sang phương pháp LIFO, mỗi doanh nghiệp đã chi trả tiền thuế thu nhập thấp hơn khoảng 150 triệu USD, cùng lúc đó các doanh nghiệp này đã báo cáo thu nhập thuần cho các cổ đông thấp hơn so với thu nhập thuần mà có được do hãng vẫn sử dụng phương pháp FIFO báo cáo tài chính cho các cổ đông.

    Phương pháp bình quân trong tính giá hàng tồn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thời trên cả báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi khác nhau.

    Tóm lại, sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. Việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ chịu ít ảnh hưởng nếu giá cả ổn định. Khi chỉ số giá cả tăng lên hoặc giảm xuống sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác biệt lớn về giá vốn hàng bán và bị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và FIFO. Sự khác biệt về giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn cuối kỳ cũng liên quan tới tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho. Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích nhấn mạnh chú trọng tới là điều quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho, các nhân tố khác cần xem xét tính những rủi ro của sự giảm thiểu hàng tồn kho cuối kỳ trong phương pháp LIFO; dòng tiền và sự duy trì nguồn tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất song chưa được đề cập một cách thấu đáo ở đây.

    Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác. Cả 5 phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, không thay đổi tuỳ tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế toán và tuỳ theo điều kiện cụ thể về số lượng hàng hoá, số lần nhập xuất, trình độ nhân viên kế toán, điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho cho hợp lý và hiệu quả.


     
     
     
    NVLIT
    • Điểm chủ đề: 30
Trang 1 trong số 1 (1 nội dung)
Powered by Community Server (Commercial Edition), by Telligent Systems