Chào mừng đến với Mastersoft Forum Đăng nhập | Đăng ký | Trợ giúp
trong Tìm kiếm

Tính giá thành theo định mức

Bài cuối 10-03-2012 16:47 của chucxuantue. 1 trả lời.
Trang 1 trong số 1 (2 nội dung)
Sắp xếp bài viết: Trước Tiếp theo
  • 02-29-2012 9:30

    Tính giá thành theo định mức

    - Tính giá thành hiểu đơn giản là chúng ta tính ra chi phí làm ra một sản phẩm, ví dụ bạn là người thợ thủ công, sản phẩm mà bạn làm ra duy nhất một loại là quạt nam chẳng hạn, để biết giá thành của một chiếc quạt bạn phải tính xem nó mất bao nhiêu tre, bạn đan một cái mất bao nhiêu tiền công, nếu chi tiết nữa thì một số chi phí khác như tiền điện để phục vụ bạn ngồi làm việc, tiền khấu hao các công cụ dụng cụ để làm quạt,... Như vậy khi cộng toàn bộ chi phí này trong một tháng rồi chia cho số quạt mà bạn đan được thì sẽ ra giá thành của một chiếc quạt (như cách trên mọi người thường gọi là giá thành giản đơn hay là tính giá thành theo phương pháp trực tiếp). 
    - Trong thực tế sản xuất lại rất khác, để dễ hiểu chúng ta vẫn dùng ví dụ về người thợ thủ công lúc nãy. Do quạt nam bán thu lãi ít người thợ thủ công thấy cần làm thêm một số sản phẩm khác, ví dụ như đan thêm rổ và thúng. Lúc này người thợ vẫn tập hợp được toàn bộ chi phí mua tre (nguyên vật liệu chính), chi phí tiền công thuê thêm người làm (chi phí nhân công), và các chi phí khác (chi phí chung) trong một tháng (một kỳ kế toán). Tuy nhiên việc chia toàn bộ chi phí này cho số lượng sản phẩm hoàn thành (quạt + rổ + thúng) để tính giá thành một sản phẩm không còn chính xác nữa. Vì rổ mất nhiều tre hơn quạt, thúng đan mất nhiều công hơn rổ,... Khi đó chúng ta cần đến một căn cứ gì đó (định mức) để phân bổ chi phí cho hợp lý. Qua thử nghiệp người thợ biết được một chiếc quạt mất 2 đốt tre tương đường với 2000 đồng, rổ và thúng mất nhiều hơn 5 đốt tương đường 5000 đồng, về tiền công đan một chiếc quạt mất 10 phút tính ra chỉ khoảng 200 đồng cho người làm thuê, rổ nhiều hơn 500 đồng, thúng phức tạp hơn, lâu hơn nữa mất 700 đồng. tất cả những chỉ tiêu này được gọi là định mức cho sản phẩm. 
    - Chúng ta hãy thử đưa ra một bộ số liệu cụ thể về ví dụ trên để tính giá thành: 
    Giả sử trong kỳ người thợ thủ công sản xuất ra 50 chiếc quạt nam, 20 rổ và 25 thúng. 
    Anh ta tập hợp chi phí lần lượt như sau: 
    - Chi phí nguyên vật liệu: 400.000 
    - Chi phí nhân công: 100.000 
    - Chi phí chung: 120.000 
    Tính giá thành các sản phẩm cho biết chi phí nhân công và chi phí NVL phân bổ theo định mức như trên (NVL: Quạt-2000, rổ-5000, thúng-5000, CPNC: Quạt-200, Rổ-500, Quạt-700), chi phí sản xuất chung phân bổ theo tỷ lệ chi phí NVLC. 
    Tính giá thành ví dụ trên 

    - Phân bổ chi phí NVLC theo định mức: 
    + Tổng định mức: = 2000*50 + 5000*20+ 5000*25 = 325.000 
    + Quạt: = 400.000*50*2.000/325.000 = 123.077 
    + Rổ: =400000*20*5000/325.000 = 123.077 
    + Thúng: =400000*25*5000/325.000 = 153.846 
    - Phân bổ chi phí nhân công theo định mức: 
    + Tổng định mức: = 50*200 + 20*500+ 25*700 = 37.500 
    + Quạt: = 100.000*50*200/37.500 = 26.667 
    + Rổ: = 100.000*20*500/37.500 = 26.667 
    + Thúng: = 100.000*25*700/37.500 = 46.667 
    - Phân bổ chi phí chung theo tỷ lệ NVLC 
    + Tổng định mức (chi phí NVLC): = 400.000 
    + Quạt: = 120.000*123.077/400.000 = 36.923 
    + Rổ: = 120.000*123.077/400.000 = 36.923 
    + Thúng: = 120.000*153.846/400.000 = 46.153 

    Như vậy tổng giá thành các sản phẩm sẽ như sau: 
    + Quạt = 123.077 + 26.667 + 36.923 = 186.667 
    + Rổ = 123.077 + 26.667 + 36.923 = 186.667 
    + Thúng = 153.846 + 46.667 + 46.153 = 246.666 

    Giá thành đơn vị các sản phẩm như sau: 
    + Quạt = 186.667 / 50 = 3.733 
    + Rổ = 186.667 / 20 = 9.333 
    + Thúng = 246.666 / 25 = 9.867 

    Tổng kết: 
    Trong bài viết này chúng ta đã đề cập phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn) khi chi phí tập hợp trực tiếp cho sản phẩm. phương pháp tính giá thành định mức khi phân bổ chi phí chung và chi phí NVL cho các sản phẩm. Theo mình thì chỉ còn 2 phương pháp là hệ số và tỷ lệ, mình không đồng tình với một số phương pháp mà có bạn đã đưa ra trong chủ đề này như: 
    + Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 
    + Phương pháp tính giá thành sản phẩm có tính giá thành BTP 
    + Phương pháp tính giá thành không tính giá thành BTP 
    Theo đơn hàng chỉ là một cách tập hợp chi phí không phải pp tính giá thành, còn 4 PP như mình đã đưa đề có thể có dỡ dang hay không có dở dang vì vậy không thể gọi quy trình giá thành có dở dang hay không có dỡ dang là một phương pháp. 
    NVLIT
    • Điểm chủ đề: 30
  • 10-03-2012 16:47 trả lời

    Cac Phuong Phap Tinh Khau Hao

    CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TSCĐ

    Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

    Là phương pháp khấu hao mà tỉ lệ khấu hao và số khấu hao hàng năm không thay đổi theo suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

    Công thức:

    Mức khấu hao năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ/ Số năm sử dụng

    Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/ 12 tháng

    Có thể xác định mức khấu hao năm của TSCĐ theo công thức:

    Mức khấu hao năm TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm

    Trong đó

    Tỉ lệ khấu hao năm = 1/ Số năm sử dụng

    Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

    Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm giảm dần theo thứ tự những năm sử dụng.

    Công thức:

    Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

    Trong đó :

    Tỉ lệ khấu hao nhanh = ( 1/ Số năm sử dụng ) x Hệ số điều chỉnh

    Bảng hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ

    Thời gian sử dụng của TSCĐ

    Hệ số điều chỉnh (lần)

    Đến 4 năm ( T < 4 năm)

    1,5

    Trên 4 đến 6 năm ( 4 < T < 6 )

    2

    Trên 6 năm ( T > 6 )

    2,5

    Phương pháp 3 : phương páp khấu hao theo lượng sản phẩm, dịch vụ.

    Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng tháng , hàng năm thay đổi phụ thuộc

    vào lượng sản phẩm, dịch vụ thực tế mà TSCĐ đã tạo ra.

    Công thức :

    Mức khấu hao hàng tháng = Lượng sản phẩm được tao ra trong tháng x mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ

    Trong đó :

    Mức trích khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ = Nguyên gía TSCĐ/ Sản lượng theo công suất thiết kế.

    Mức khấu hao hàng năm = Tổng mức trích khấu hao của 12 tháng

    Hoặc :

    Mức khấu hao hàng năm = Lương sản phẩm, dịch vụ thực tế tạo ra trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sả phẩm , dịch vụ.

    Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ

    1 Xác định phạm vi phải trích khấu hao TSCĐ và tổng nguyên giá TSCĐ phải trích đầu kỳ kế hoạch.

    2 Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ.

    Nguyên giá đù kì kế hoạch phải khấu hao = Nguyên giá của toàn bộ TSCĐ – Nguyên giá TSCĐ không phải khấu hao.

    Nguyên giá bình quân tăng trong kỳ = (Nguyên giá tăng trong kỳ x số tháng khấu hao trong năm )/ 12

    Nguyên giá bình quân giảm trong kỳ= (Nguyên giá giảm trong kỳ x Số tháng thôi khấu hao trong năm)/ 12

    Nguyên giá bình quân phải tính khấu hao = Nguyên giá phải tính khấu hao đầu kỳ + Nguyên giá bình quân tăng trong kỳ – Nguyên giá bình quân giảm trong kỳ.

    3 Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm

    Múc khẩu hao bình quân hàng năm = Nguyên giá bình quân phải tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp năm.

    Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định.

    1 Các chỉ tiêu tổng hợp:

    Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân

    Trong đó : VCĐ bình quân = ( VCĐ đầu kì + VCĐ cuối kì )/ 2

    Cách 1:

    VCĐ đầu ( cuối) kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu (cuối) kỳ – Số khấu hao lũy kế đầu (cuối ) kỳ

    Số khấu hao lũy kế cuối kỳ = Số KHLK đầu kỳ + Số KH tăng trong kỳ – Số KH giảm trong kỳ

    Cách 2 :

    VCĐ cuối kỳ = VCĐ đầu kkỳ + VCĐ tăng trong kỳ – VCĐ giảm trong kỳ

    Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân : Doanh thu thuần.

    Tỉ suất lợi nhuận VCĐ = ( Lợi nhuận sau thuế : VCĐ bình quân ) x 100

    2 Các chỉ tiêu phân tích

    Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần : Nguyên giá TSCĐ bình quân

    Trong đó:

    NG TSCĐ bình quân = (Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ)/ 2

    NG TSCĐ cuối kỳ = Nguyên giá đầu kỳ + Nguyên giá tăng trong kỳ – Nguyên giá giảm trong kỳ

    Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân/ Số lượng lao động bình quân

    Hệ số hao mòn TSCĐ = Khấu hao lũy kế tại thời điểm đánh giá : Nguyên giá TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanhtại thời điểm đánh giá

    Vốn lưu động của doanh nghiệp du lịch khách sạn

    Tài sản lưu động là tất cả các tài sản do doanh nghiẹp nắm giữ và kiểm soát có thời gian sử dụng thu hồi luân chuyển trong còng một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

    Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động để đảmbảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. Hay vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động.

    Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

    Hiệu suất sd VLĐ = DTT/ VLĐ bình quân

    Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân/ DTT

    Tốc độ luân chuyển VLĐ:

    L = M / VLĐ bình quân

    M : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ ( được xđ DTT ở VN)

    VLĐ bình quân = ( VLĐ bq Q1 + VLĐ bq Q2 + VLĐ bq Q3 + VLĐ bq Q4 )/ 4

    Kỳ luân chuyển K

    K = 360/ L

    VLĐ bq = M1/ L1

    Doanh thu và thu nhập khác của donh nghiệp du lịch khách sạn.

    Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp du lịch khách sạn thu dược trong kỳ kế toán từ các hoạt động kinh doanh thông thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

    Doanh thu = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ + DT hoạt động tài chính.

    Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp du lịch khách sạn thu được trong kỳ kế toán từ hoạt dộng bán sản phẩm, dịch vụcủa doanh nghiếpản xuất hoặc bán sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp mua vào.

    Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh từ các hoạt động đầu tư vón ra bên ngoài doanh nghiệp.

    Lợi nhuận doanh nghiệp du lịch khách sạn.

    Lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là số chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập khác và chi phí mà doanh nghiệpđã bỏ ra để đạt được khoản thu đó.

    Các chỉ tiêu về lợi nhuận

    Tỉ suất lợi nhuận vốn = ( Lợi nhuận sau thuế / tổng số vốn ) x 100

    Tỉ suất lợi nhuận gía thành = ( Lợi nhuận sau thuế / Gía thành toàn bộ ) x 100

    Tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng = ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ ) x100.

    Kế hoạch hóa lợi nhuận.

    Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = DTT về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ - Trị giá vốn hàng bán- chi phí bán hàng – chi phí QLDN.

    Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính = Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính – Chi phí hoạt động đầu tư tài chính.

    Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.

    Lợi nhuận trước thuế th nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác.

    Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Trong đó :

    Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

    NVLIT
    • Điểm chủ đề: 30
Trang 1 trong số 1 (2 nội dung)
Powered by Community Server (Commercial Edition), by Telligent Systems