Chào mừng đến với Mastersoft Forum Đăng nhập | Đăng ký | Trợ giúp
trong Tìm kiếm

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Bài cuối 11-23-2012 16:58 của chucxuantue. 0 trả lời.
Trang 1 trong số 1 (1 nội dung)
Sắp xếp bài viết: Trước Tiếp theo
  • 11-23-2012 16:58

    Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

    PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

        (Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009 /TT-BTC

    ngày 20/10/2009 của  Bộ Tài chính)

    I. Phương pháp khấu hao đường thẳng:

    1. Nội dung của phương pháp:

                Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

    - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

    Mức trích khấu hao                                Nguyên giá của tài sản cố định

    trung bình hàng năm       = 

    của tài sản cố định                                           Thời gian sử dụng

    - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

    2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

    3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

    4. Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ:

    Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

    a. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2009.

    Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu+ 3 triệu = 120 triệu đồng

    Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.

    Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng

    Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

    b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2014.

    Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng

    Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng

    Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng

    Mức trích khấu hao trung bình hàng năm  = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm

    Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng

    Từ năm 2014 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

    5. Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2009:

    a. Cách xác định mức trích khấu hao:

                - Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.

                - Xác định thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:

                                                                                t1

                                                    T    =    T2  (1  -   -------)

                                                                                T1

                Trong đó:

                T   : Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định

    T1 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.

                T2 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.

                t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định

    - Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:

     

    Mức trích khấu hao                                Giá trị còn lại của tài sản cố định

    trung bình hàng năm       = 

    của tài sản cố định                        Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định

     

    - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

    b. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:

    Ví dụ :  Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2007. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2008 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.

    - Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy dệt là 480 triệu đồng.

    - Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của máy dệt theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 5 năm.

    - Xác định thời gian sử dụng còn lại của máy dệt như sau:

                Thời gian                                                     2 năm

          sử dụng còn lại     =    5 năm  x  (  1   -    ----------- )   =   4  năm

                của TSCĐ                                                  10 năm      

    - Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 4 năm = 120 triệu đồng/ năm (theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC)

    Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 120 triệu đồng : 12 tháng = 10 triệu đồng/ tháng

    Từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2012, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy dệt này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 10 triệu đồng.

    II. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

    1. Nội dung của phương pháp:

    Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

    - Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:

    Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

    - Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

     

    Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

    =

    Giá trị còn lại của   tài sản cố định

    X

    Tỷ lệ khấu hao nhanh

                Trong đó:

    Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

    Tỷ lệ khấu        khao nhanh

    (%)

    =

    Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

    X

    Hệ số

    điều chỉnh

                Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

    Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

     

    =

    1

     

    X     100

    Thời gian sử dụng của tài sản cố định

     

               

    Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

    Thời gian sử dụng của tài sản cố định

     

    Hệ số điều chỉnh

    (lần)

    Đến 4 năm                          ( t £ 4 năm)

    1,5

    Trên 4 đến 6 năm           (4 năm < t £ 6 năm)

    2,0

    Trên 6 năm                          (t > 6 năm)

    2,5

     

    Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

     

    - Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

     

    2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:    

    Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng.        Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC)  là 5 năm.

    Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:        

    - Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.         

    - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%         

    - Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể  theo bảng dưới đây:                                                                                                                                                                                                                                     Đơn vị tính: Đồng

    Năm thứ

    Giá trị còn lại của TSCĐ

    Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

    Mức khấu hao  hàng năm

    Mức khấu hao  hàng tháng

    Khấu hao luỹ kế cuối năm

    1

    10.000.000

    10.000.000 x 40%

    4.000.000

    333.333

    4.000.000

    2

    6.000.000

      6.000.000 x 40%

    2.400.000

    200.000

    6.400.000

    3

    3.600.000

      3.600.000 x 40%

    1.440.000

    120.000

    7.840.000

    4

    2.160.000

      2.160.000 :  2

    1.080.000

    90.000

    8.920.000

    5

    2.160.000

      2.160.000 :  2

    1.080.000

    90.000

    10.000.000

     

    Trong đó:

     

    + Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

    + Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40%= 864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000)].

    III. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

    1. Nội dung của phương pháp:

    Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

    - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

    - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

    - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

    Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định

     

    =

    Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

     

     

    X

    Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

    Trong đó:

    Mức trích khấu hao                       Nguyên giá của tài sản cố định

    bình quân tính cho        =

    một đơn vị sản phẩm                    Sản lượng theo công suất thiết kế

     

    - Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

    Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định

     

    =

    Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

     

     

    X

    Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

    Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

    2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:

     

    Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

     

    Tháng

    Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

    Tháng

    Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

    Tháng 1

    14.000

    Tháng 7

    15.000

    Tháng 2

    15.000

    Tháng 8

    14.000

    Tháng 3

    18.000

    Tháng 9

    16.000

    Tháng 4

    16.000

    Tháng 10

    16.000

    Tháng 5

    15.000

    Tháng 11

    18.000

    Tháng 6

    14.000

    Tháng 12

    18.000

     

    Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

    - Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3  = 187,5 đ/m3

    - Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

    Tháng

    Sản lượng thực tế tháng

    (m3)

    Mức trích khấu hao tháng

     (đồng)

    1

    14.000

    14.000 x 187,5 =  2.625.000

    2

    15.000

    15.000 x 187,5 = 2.812.500

    3

    18.000

    18.000 x 187,5 = 3.375.000

    4

    16.000

    16.000 x 187,5 = 3.000.000

    5

    15.000

    15.000 x 187,5 = 2.812.500

    6

    14.000

    14.000 x 187,5 = 2.625.000

    7

    15.000

    15.000 x 187,5 = 2.812.500

    8

    14.000

    14.000 x 187,5 = 2.625.000

    9

    16.000

    16.000 x 187,5 = 3.000.000

    10

    16.000

    16.000 x 187,5 = 3.000.000

    11

    18.000

    18.000 x 187,5 = 3.375.000

    12

    18.000

    18.000 x 187,5 = 3.375.000

     

    Tổng cộng cả năm

    35.437.500

    Quyết định 2841/QĐ-BTC ngày  16/12/2009 của Bộ Tài chính

    Đính chính Phụ lục số 2 - Thông tư số 203/2009/TT-BTC

    ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng

    và trích khấu hao tài sản cố định

    ------------------------------

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

     

    - Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

     

    - Căn cứ Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

     

    -  Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Đính chính Phụ lục 2 “Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định” ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, cụ thể như sau:

     

    TT

    Nội dung

    Đã in

    Sửa lại là

    1

    Tại tiết a điểm 4 mục I

    1/1/2009

    1/1/2010

    2

    Tại tiết b điểm 4 mục I

    1/1/2014

    1/1/2015

    Từ năm 2014 trở đi

    Từ năm 2015 trở đi

    3

    Tại điểm 5 mục I

    1/1/2009

    1/1/2010

    4

    Tại tiết a điểm 5 mục I (phần giải thích công thức)

    ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC

    ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/TT-BTC

    5

    Tại tiết b điểm 5 mục I (phần ví dụ)

    Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2007. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2008 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.

    Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2008. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2009 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.

    - Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của máy dệt theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 5 năm.

    - Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của máy dệt là 5 năm.

     

     

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành cùng thời điểm hiệu lực của Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.

     

    Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    NVLIT
    • Điểm chủ đề: 30
Trang 1 trong số 1 (1 nội dung)
Powered by Community Server (Commercial Edition), by Telligent Systems